Europa League Là Gì? Những Điều Thú Vị Về Cúp C2

Chắc hẳn ai là dân xem bóng đá thường xuyên đều đã nghe qua cái tên Europa League này, nhưng lại rất ít người biết và hiểu thể thức thi đấu ra sao. Cùng Socolive tìm hiểu rõ hơn về giải đấu Europa League là gì ? lịch sử, thể thức thi đấu về cup c2 trong bài viết dưới đây.

Europa League là gì?

Europa League là gì

Europa League viết tắt là UEL hay còn được gọi là Cúp C2. Đây là giải bóng đá hạng hai cấp câu lạc bộ dành cho các câu lạc bộ đủ điều kiện tham gia thi đấu ở châu Âu. Giải đấu được tổ chức và quản lý bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu.

Europa League chỉ xếp dưới Champions League và xếp trên Europa Conference League. Europa League lần đầu tiên xuất hiện là vào năm 1971 dưới tên gọi là Cúp UEFA. Đến mãi sau khi thay đổi về thể thức thi đấu thì mới đổi tên thành Europa League vào năm 2009 và giữ tên ấy đến bây giờ. Đội giành được chức vô địch sẽ có tấm vé tham dự giải Super Cup, bắt đầu từ mùa giải 2014-2015 thì đội vô địch sẽ được vào vòng bảng của Cúp C1 vào mùa giải tiếp theo. 

Từ khi thành lập đến nay, Europa League đã tổ chức rất thành công giải đấu của mình với 29 câu lạc bộ đã dành được danh hiệu vô địch. Trong đó, nổi bật nhất là các câu lạc bộ đến từ đất nước Tây Ban Nha với 13 lần vô địch. Trong số đó, câu lạc bộ hiện đang dẫn đầu bảng xếp hạng vô địch là Sevilla với tổng số 6 lần vô địch, xếp sau đó là câu lạc bộ Inter Milan, Liverpool, Juventus, Atletico Madrid với tổng số 3 lần vô địch cho mỗi đội.

Mặc dù về thứ hạng thì Europa League xếp sau Champions League nhưng về độ kịch tính thì Europa League vượt trội hơn hẳn vì các cầu thủ phải cọ xát nhiều và tăng sức ép lên đối phương để tìm kiếm cơ hội đem về chiếc cúp danh giá. Vì chỉ khi vô địch mới giúp đội bóng thăng hạng lên chơi ở giải đấu cao hơn – giải Champions League. 

Lịch sử hình thành và phát triển giải Europa League 

Lịch sử hình thành và phát triển giải Europa League 

Giải đấu này bắt nguồn từ ý tưởng của 3 người đến từ Anh (Sir Stanley Rous), Ý (Ottorino Barrasi), Thụy Sĩ (Ernst Thornmen). Đến ngày 18/04/1955 giải đấu Europa League chính thức được bắt đầu với tên gọi là Cúp các hội chợ liên thành phố (viết tắt là Inter-Cities Fairs Cup) với 10 đội bóng đến từ 10 thành phố của châu Âu. Bao gồm:

  • Thành phố Barcelona của Tây Ban Nha.
  • Basel và Lausanne của Thụy Sĩ, London và Birmingham của Anh.
  • Copenhagen của Đan Mạch.
  • Frankfurt của Tây Đức.
  • Leipzig của Đông Đức.
  • Milan của Ý.
  • Zagreb của Croatia.

Đội bóng giành được chức vô địch đầu tiên sau 3 năm diễn ra giải đấu (1955-1958) là FC Barcelona. Đến mùa giải 2009-2010, Europa được cho phép tăng số đội tham gia thi đấu vòng bảng lên thành 48 đội.

Ý nghĩa về chiếc cúp của Europa League

Theo công bố của Europa League, chiếc cúp được sử dụng để trao cho đội vô địch cao 67cm và nặng 15kg, nó được chế tác bởi ông Silvio Gazzaniga, đồng tác giả với chiếc cúp của FIFA World Cup.

Chiếc cúp có màu bạc và một cột đá cẩm thạch màu vàng, ở giữa cúp là logo của UEFA, phần dưới của cúp là khắc nổi các cầu thủ. Tác giả nói về ý nghĩa của chiếc cúp rằng: “Tôi quyết định làm một hình có mặt cắt khuôn hình lục giác, nó tựa như niềm vui bùng nổ từ tầng hầm khi vươn lên tới bầu trời chiến thắng”.

Trước mùa giải 2009-2010, câu lạc bộ giành chức vô địch có thể giữ lại cúp trong vòng 1 năm và khi trả lại phải nguyên vẹn, kèm theo đó là khi trả lại thì câu lạc bộ sẽ được nhận 1 bản sao chiếc cúp với độ trùng khớp 4/5 chiếc cúp ban đầu. Nếu có 3 chiến thắng liên tiếp hoặc 5 lần thắng chung cuộc thì câu lạc bộ có thể giữ cúp vĩnh viễn.

Tuy nhiên, sau mùa giải ấy thì luật mới đã được đưa ra nên chiếc cúp Europa League sẽ được UEFA giữ vĩnh viễn, đội vô địch sẽ nhận được bản mô phỏng giống hệt bản chính với kích thước đầy đủ.

Nếu câu lạc bộ có tổng số 3 lần liên tiếp hoặc 5 lần khác nhau sẽ nhận được huy hiệu lưu niệm vĩnh viễn và sẽ được gắn một biểu tượng của sự chiến thắng đặc biệt lên tay áo đấu. Và tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có duy nhất câu lạc bộ Sevilla mới làm được điều này vào giải đấu năm 2016. 

Bật mí về số tiền thưởng dành cho các câu lạc bộ

Cũng giống như Cúp C1, Cúp C2 cũng dựa vào trận đấu mà câu lạc bộ tham gia ở vòng bảng và kết quả thắng thua.

  • Đối với mùa giải 2021-2022 thì mỗi trận thắng ở vòng bảng là 630.000€ (tương đương với 16 tỷ VNĐ).
  • Mỗi trận hoà ở vòng bảng là 210.000€ (tương đương với 5 tỷ VNĐ)
  • Khi vào đấu trận tứ kết thì sẽ nhận được 1.800.000€ (tương đương với 46 tỷ VNĐ).
  • Nếu vào đấu trận bán kết thì sẽ nhận được 2.800.000€ (tương đương với 71 tỷ VNĐ).

Số tiền cụ thể mà các câu lạc bộ sẽ nhận được như sau: 

  • Đội Vô địch: 8.600.000€ (tương đương với 220 tỷ VNĐ).
  • Đội Á quân: 4.600.000€ (tương đương với 118 tỷ VNĐ).
  • Đội Hạng 3: 2.800.000€ (tương đương với 71 tỷ VNĐ).
  • Đội Hạng 4: 1.800.000€ (tương đương với 46 tỷ VNĐ).
  • Đội vào vòng 16 đội: 1.200.000€ (tương đương với 30 tỷ VNĐ).

Thể thức thi đấu của Europa League

Thể thức thi đấu của Europa League

Hiện tại, vòng bảng của Europa League có sự tham gia của 32 câu lạc bộ. Tiêu chuẩn tham gia tranh suất tham dự vòng bảng sẽ phải tuân thủ quy tắc sau:

  • Mỗi quốc gia thành viên tại châu Âu có quyền chọn 3 câu lạc bộ để tham dự.
  • Nếu đó là liên đoàn đứng thứ 52-54 trên bảng xếp hạng thì chỉ có 2 suất để tham dự.
  • Liên đoàn xếp hạng thứ 55 cùng với Liechtenstein chỉ có 1 suất để tham dự.

Điều đặc biệt của thể thức mới là các nhà vô địch trong nước bị loại ở vòng bảng Cúp C1 thì sẽ được chuyển xuống tham gia Cúp C2 ở nhánh vô địch, ví dụ điển hình là câu chuyện của câu lạc bộ Manchester United vào mùa giải 2018-2019 vì họ không nằm trong top 4 của giải Ngoại Hạng Anh nên phải xuống chơi Cúp C2. Đó dường như là sự tiếc nuối lớn nhất của người hâm mộ bóng đá về giải đấu Cúp C2 năm ấy.

Bắt đầu từ mùa giải 2021-2022 thì số lượng đội bóng thi đấu ở vòng bảng là 32 đội chia thành 8 bảng, thi đấu 2 lượt (lượt đi và lượt về). Riêng vòng 16 đội, tứ kết, bán kết và chung kết thì thể thức thi đấu vẫn giữ nguyên. 

Xem thêm: Champion League Là Gì? Lịch Sử, Thể Chế Cúp C1

Kết luận

Giải đấu Europa League là gì tuy chỉ là một giải đấu bình thường ở châu Âu nhưng xét về mức kịch tính thì rất đáng để xem vì sự cạnh tranh của các cầu thủ trên sân cỏ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp được cho các bạn có thêm thông tin khi theo dõi các trận đấu thuộc khuôn khổ UEFA.